LÀM BỆNH ÁN NỘI KHOA - BIỆN LUẬN

LÀM BỆNH ÁN NỘI KHOA - BIỆN LUẬN

26/02/2023

CÁCH LÀM BỆNH ÁN NỘI KHOA

BIỆN LUẬN

BSCKI. Trần Thanh Tuấn

A. MỤC TIÊU

Sau khi học qua bài người học khả năng

- Biết cách Biện luận chẩn đoán

- Biết cách đề nghị cận lâm sàng phù hợp

B. Nội dung bài giảng 

I. Biện luận  

1. Giới thiệu về biện luận

Giải thích chẩn đoán đã nên theo ý kiến cá nhân dựa theo tình huống thực tế ( các vấn đề của bệnh nhân) và tính hợp lý.

2. Thành phần biện luận

Biện luận gồm có hai phần.

- Phần một trả lời triệu chứng do bệnh gì gây ra

- Phần hai đánh giá về bệnh lý bao gồm: mức độ bệnh, nguyên nhân và biến chứng của của bệnh.

a. Triệu chứng do bệnh gì gây ra

Để bắt đầu biện luận cần chọn một vấn đề chính để biện luận. Ở một bệnh nhân có nhiều vấn đề xảy ra cùng lúc cần phải giải thích rõ lý sao chọn lý do này để biện luận.

Ví dụ 1: bệnh nhân nam 60 tuổi nhập viện vì đau ngực. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 2 đang điều trị Metformin 500mg 2 viên/ngày, và nhồi máu cơ tim 1 lần. Bệnh 2 giờ bệnh nhân đột ngột đau ngực trái dữ dội và liên tục kéo dài. Đau càng lúc càng nhiều sau đó bệnh nhân bị ngất. Khám ghi nhận mạch 50 lần/phút. Bệnh nhân có 2 vấn đề là đau ngực cấp và nhịp chậm. Trong trường hợp này nghĩ ngất do nhịp chậm nên hai triệu chứng này gom thành một vấn đề là nhịp chậm. Đau ngực là triệu chứng nổi bật trên bệnh nhân và đau ngực sau đó xuất hiện ngất vì ngất có thể là hậu quả của đau ngực do đó chọn đau ngực là vấn đề chính ở bệnh nhân này.

Dựa vào vấn đề của bệnh nhân đưa ra chẩn đoán bệnh. Đưa ra các bằng chứng để chứng minh bệnh nhân đang mắc một bệnh lý. Các bằng chứng bao gồm

+ Triệu chứng chính ( có triệu chứng phù hợp nhất với bệnh )

+ Triệu chứng phụ ( có triệu chứng này sẽ góp phần thêm chẩn đoán, không có triệu chứng này không thể loại trừ bệnh)

+ Tiền căn mắc bệnh lý

+ Yếu tố nguy cơ

Theo ví dụ 1:

+ Bệnh nhân đau ngực nghĩ đến nhồi máu cơ tim cấp vì bệnh nhân đau ngực bên trái, liên tục và dữ dộ ( triệu chứng chính), có tiền căn nhồi máu cơ tim ( tiền căn) và có yếu tố nguy cơ gồm giới nam, tuổi > 55 và đái tháo đường ( yếu tố nguy cơ)

+ Bệnh nhân đau ngực cũng nghĩ đến đau thắt ngực không ổn định vì bệnh nhân có biểu hiện tương tự nhưng không thể phân biệt được bằng lâm sàng

Khi trình bày biện luận : bệnh lý nghĩ đến thì trình bày ra, còn đối với bệnh lý không nghĩ đến thì không cần trình bày và không cần giải thích lý do.

Khi bệnh nhân có khả năng mắc một trong hai bệnh, bệnh nào có khả năng xảy ra nhất hoặc có nguy cơ tử vong cao thì sẽ được ghi ở chẩn đoan sơ bộ và bệnh còn lại sẽ được ghi ở chẩn đoán phân biệt.

Theo ví dụ 1: nhồi máu cơ tim thường gặp hơn và có tiên lượng xấu hơn so với đau thắt ngực không ổn định. Vì vậy nhồi máu cơ tim là chẩn đoán sơ bộ và đau thắt ngực không ổn định là chẩn đoán phân biệt.

b. Đánh giá về bệnh

Đánh giá về bệnh bao gồm: mức độ của bệnh, nguyên nhân của bệnh và biến chứng của bệnh. Biện luận các thành phần này dựa vào vấn đề bệnh nhân đang có.

Ví dụ 2: bệnh nhân nam 56 tuổi, tiền sử nhồi máu cơ tim đã đặt stent vào LAD II, gần đây bệnh nhân bỏ điều trị. Bệnh nhân đến phòng cấp cứu vì khó thở. 2 tuần nay, bệnh nhân đi bộ khoảng 50 m thì mệt, gần đây đi bộ 10 m thì mệt. Kèm theo bệnh nhân khó thở khi nằm, giảm hơn khi nằm đầu cao 2 gối, kèm phù 2 chân và đi tiểu ít. Bệnh nhân không đau ngực, không ho, không sốt. Khám mạch 90 lần/phút, huyết áp 100/60 mmHg, nhiệt độ 37 độ C. Mỏm tim khoảng gian sườn VI đường nách trước, T1 – T2 rõ, không đều, không âm thổi.  

Vấn đề:

- Hội chứng suy tim trái ( mệt, khó thở khi nằm thấp, phù chân mỏm tim khoảng gian sườn VI đường nách trước)

- Rối loạn nhịp ( nhịp tim không đều)

Chẩn đoán: suy tim trái độ III do bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, biến chứng rối loạn nhịp.

Biện luận

Bệnh nhân vào viện vì khó thở nên khó thở để biện luận

Khó thở nghĩ do suy tim trái vì

- Mệt giảm khả năng gáng sức

- Khó thở khi nằm

- Phù chân

- Mỏm tim khoảng gian sườn VI đường nách trước

Mức độ suy tim độ III theo NYHA vì bệnh nhân đi bộ 10 m là mệt, và còn sinh hoạt tối thiểu

Nguyên nhân suy tim nghĩ do bệnh tim thiếu máu cục bộ vì  bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành nam, tuổi > 55

Biến chứng của suy tim: rối loạn nhịp vì nhịp tim không đều

c. Bệnh nhân có nhiều vấn đề

Khi bệnh nhân có nhiều vấn đề, cần xác định tính liên quan giữa những vấn đề này. Việc xác định này giúp chẩn đoán bệnh nhân có 1 bệnh gây ra các vấn đề hay có nhiều bệnh xảy ra cùng lúc làm xuất hiện các vấn đề.

Ví dụ 3: bệnh nhân có hai vấn đề: đau ngực cấp và nhịp chậm. Đau ngực cấp do nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định. Các bệnh lý này có thể gây ra nhịp chậm nên không cần biện luận thêm.

Ví dụ 4: bệnh nhân có hai vấn đề là đau ngực cấp và phù chân. Đau ngực cấp do nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định. Các bệnh lý này không gây ra phù do đó phù là một bệnh lý khác xảy ra đồng thời vì vậy cần tiếp tục biện luận để tìm nguyên nhân gây ra phù.

II. Đề nghị cận lâm sàng

1. Các loại cận lâm sàng bao gồm:

- Cận lâm sàng chẩn đoán: giúp cung cấp thêm bằng chứng để xác định bệnh nhân mắc một tình trạng bệnh lý.

- Cận lâm sàng tiên lượng: giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh, tiên lượng khả năng hồi phục, sống còn

- Cận lâm sàng điều trị: giúp cung cấp thêm dữ liệu cho việc điều trị. Ví dụ: xét nghiệm INR trước khi dùng thuốc kháng đông, xét nghiệm chức năng thận trước khi dùng thuốc ức chế men chuyển

- Cận lâm sàng thường qui: giúp tầm soát các bệnh thường gặp ở giai đoán sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng.

2. Phân tích vai trò của các cận lâm sàng

Cận lâm sàng đề nghị ban đầu thường là chẩn đoán và thường qui. Cận lâm sàng đề nghị để trả lời các câu hỏi: bệnh gì? Mức độ bệnh? Nguyên nhân và biến chứng

Bảng đề nghị cận lâm sàng: cho thấy vai trò của các cận lâm sàng trong từ giai đoạn chẩn đoán một bệnh

Ví dụ: bệnh nhân suy tim

 

Bệnh

Mức độ

Nguyên nhân

Biến chứng

 

Suy tim trái

III

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ

Loạn nhịp tim

X-quang ngực thẳng

X

 

 

 

NT-proBNP

X

X

 

 

Điện tâm đồ

 

 

X

X

Siêu âm tim

X

 

 

 

Nhìn theo chiều dọc: chẩn đoán suy tim cần làm X-quang ngực thẳng ( phân tích hình ảnh bóng tim, dấu sung huyết), NT-proBNP và siêu âm tim.

Nhìn theo chiều ngang: phân tích ECG trả lời các câu hỏi có dấu hiệu thiếu máu cơ tim hay không? Loạn nhịp của bệnh nhân là gì?.

Ví dụ: bệnh nhân đau ngực

 

Bệnh

Mức độ

Biến chứng loạn nhịp

 

Nhồi máu cơ tim giờ thứ 6

Đau thắt ngực không ổn định giờ thứ 6

Killip I

 

Điện tâm đồ

X

 

X

Men tim

X

 

 

NT-proBNP

 

X

 

Siêu âm tim

 

X

 

Nhìn theo chiều dọc: phân biệt các thể bệnh làm điện tâm đồ và men tim, đánh giá biến chứng suy tim là NT-proBNP và siêu âm tim. Vai trò điện tâm đồ giúp chẩn đoán phân biện và đánh giá biến chứng loạn nhịp.

III. Phân tích kết quả cận lâm sàng

Gồm 3 bước: đọc kết quả, phân tích kết quả và kết luận.

Đọc kết quả : chỉ giải thích các bất thường

Ví dụ: đọc điện tâm đồ

- Nhịp xoang, đều, tần số 65 lần/phút

- Trục trái vì DI dương, aVF âm và DII âm

- PR bình thường, QRS bình thường, QT bình thường

- Không lớn nhĩ

- Không lớn thất phải

- Lớn thất trái theo tiêu chuẩn Cornell vì RaVL + SV3 = 34 > 28

- ST chênh lên ở DII, DIII, aVF vì ST cao hơn so với đường đẳng điện 1 mm

Phân tích kết quả. Kết quả này giúp chẩn đoán là gì ( dựa vào bảng chỉ định cân lâm sàng để lý giải kết quả và kết luận)

Ví dụ 1: bệnh nhân đau ngực đọc điện tâm đồ:

Kết quả:

- ST chênh lên ở DII, DIII, aVF

Bàn luận:

- Bệnh nhân bị đau ngực cấp + Có ST chênh lên ở DII, DIII, aVF nên nghĩ rằng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp

- ST chênh lên ở DII, DIII, aVF à nhồi máu cơ tim cấp ở thành dưới

Kết luận:

- Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới

Ví dụ 2: bệnh nhân đã được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ở thành dưới giờ thứ 2

Kết quả:

- Troponin I là 0,05 ng/ml à bình thường

- CKMB 12 UI/L à bình thường

Bàn luận:

- Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp nhưng men tim trong giới hạn bình thường do bệnh nhân vô sớm nên men tim chưa tăng. Cần làm lại kiểm tra sau …

Ví dụ 3: bệnh nhân nam có tăng huyết áp, khám lâm sàng hoàn toàn bình thường

Kết quả:

- Lớn thất trái theo tiêu chuẩn Cornell

Bàn luận:

- Bệnh nhân không có dấu hiệu lớn thất trái trên lâm sàng, nhưng ECG lại có dấu hiệu lớn thất trái. Dấu hiệu Cornell có độ đặc hiệu cao à bệnh nhân có lớn thất trái thật sự. Kiểm tra cần làm thêm siêu âm tim

Kết luận:

- Với ECG nghĩ bệnh nhân có biến chứng lớn thất trái do tang huyết áp

Ví dụ 4: bệnh nhân nam bị tăng huyết áp

Kết quả

- Đường huyết đói là 140mg/dl là tăng

Bàn luận:

- Bệnh nhân có đường huyết đói tăng vì vậy cần xác định bệnh nhân có đái tháo đường hay không cần làm lại đường huyết đói và HbA1c

Ví dụ 5: bệnh nhân nữ bị đái tháo đường

Kết quả

- Bun : 10mg/dl

- Creatinine: 0,8 mg/dl

- eGFR : 90 ml/phút/1,73m2

Bàn luận:

- Chức năng thận trong giới hạn bình thường

- Chưa ghi nhận biến chứng thận do đái tháo đường

Bấm vào đây để mua gói xem hoặc gia hạn gói xem bạn nhé!

X

Zalo