BÀI THỰC HÀNH SIÊU ÂM TIM: ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI

BÀI THỰC HÀNH SIÊU ÂM TIM: ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI

07/02/2024

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI

BSCKI. Trần Thanh Tuấn

 

I. Giới thiệu

Tim là trung tâm của hệ tuần hoàn. Tim trái có vai trò nhận máu giàu oxy từ phổi và cung cấp máu cho các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Để làm được việc này tim cần giãn ra để nhận máu về ( chức năng tâm trương) và co bóp để tống máu đi ( chức năng tâm thu). Trong bài viết này sẽ nói về đánh giá chức năng tâm trương thất trái.

Trong thời kỳ tâm trương khi van hai lá mở ra thì máu sẽ từ nhĩ đổ về tim. Trong thời kỳ này có hai giai đoạn là thời kỳ đổ đầy thất nhanh và thời kỳ nhĩ thu. Thời kỳ đổ đầy thất nhanh chiếm 70% lượng máu từ nhĩ đổ về tim. Thời kỳ này xảy ra sau khi van hai lá mở ra và làm máu chảy nhanh xuống nhĩ . Khi đó áp lực buồng thất trái tăng lên cho đến khi cân bằng hoặc cao hơn áp lực buồng nhĩ và làm giảm vận tốc dòng máu từ nhĩ xuống thất. Tiếp theo nhĩ co bóp để đẩy 30% lượng máu còn lại từ nhĩ xuống thất và làm cho vận tốc dòng máu qua van hai lá lại tăng lên.

II. Các thông số chức năng tâm trương thất trái 

VE: đỉnh vận tốc sóng đổ đầy thất nhanh

- DT: thời gian giảm tốc của sóng đổ đầy thất nhanh 

- E/A : tỉ lệ giữa đỉnh vận tốc đổ đầy thất nhanh và đỉnh vận tốc của thời kỳ nhĩ thu

- IVRT: thời gian giãn đồng thể tích

- VE': vận tốc chuyển động vòng van hai lá, 

- E/E': Tỉ lệ giữa vận tốc đỉnh đầy thất nhanh với vận tốc chuyển động của vòng van hai lá 

- Thể tích nhĩ trái

- Vận tốc dòng hở của van ba lá

III. Xác định VE, DT và E/A

+ Mặt cắt bốn buồng từ mỏm.

Khảo sát dòng máu qua van hai lá

Trên mặt cắt bốn buồng từ mỏm, cửa sổ Doppler sung tại vòng van hai lá cho thấy phổ sóng dòng máu qua van hai lá gồm có hai sóng dương. Sóng đầu là sóng dương đầu là sóng đổ đầy thất nhanh ( sóng E) và sóng dương sau là sóng nhĩ thu ( sóng A).

Các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái

- Sóng E có vận tốc bình thường > 60 cm/s

- DT thường nằm trong khoảng 100 - 200 ms

- Sóng E thường cao hơn sóng A, tuy nhiên có thể thấp hơn. Tỉ lệ E/A nằm trong khoảng 0,7 - 1,5.

VE có vận tốc 88.7 cm/s, DT là 137ms, tỉ lệ E/A 1.5

IV. Thời gian giãn đồng thể tích IVRT

Là khoảng thời gian từ lúc động mạch chủ đóng lại cho đến khi van hai lá bắt đầu mở ra.

+ Trên mặt cắt năm buồng, chỉnh phổ Doppler sung nằm giữa van động mạch chủ và van hai lá. Cửa sổ Doppler sung ghi nhận được phổ âm của van động mạch chủ và phổ dương của van hai lá. Khoảng cách từ phổ âm đến phổ dương đến phổ âm. Bình thường IVRT nằm trong khoảng 150 - 220 ms.

 

Cửa sổ B-mode giữa van hai lá và van động mạch chủ

Doppler sung đặt giữa van hai lá và van động mạch chủ

IVRT là 77 ms

V. VE' tại vách liên nhĩ và thành tự do thất trái

Trong thời kỳ tâm trương khi máu đi từ nhĩ xuống thất sẽ làm cho vòng van hai lá di chuyển xuống dưới. Khi van hai lá mở ra xảy ra thời kỳ đổ đầy thất nhanh, van hai lá di chuyển đi xuống lần đầu. Khi nhĩ co bóp đẩy máu đi xuống, van hai lá di chuyển đi xuống lần 2. Trên cửa sổ Doppler mô, do van hai lá di chuyển xuống nên vận tốc chuyển động của vòng van hai lá là sóng âm. Sóng âm đầu (E') là vận tốc chuyển động của vòng van hai lá thời kỳ đổ đầy thất nhanh. Sóng âm sau (A') là vận tốc chuyển động của vòng van hai lá trong thời kỳ nhĩ thu.

Vận tốc chuyển động của vòng van hai lá được khảo sát tại vách liên nhĩ và thành tự do nhĩ trái.

Kỹ thuật xác định

Mặt cắt bốn buồng tại mỏm, chỉnh chế độ Doppler mô ( TDI).

+ Thước Doppler sung đặt tại vị trí vách liên nhĩ, dưới vòng van hai lá khoảng 1 cm. Tại đây đo được E' medium ( E' của vách liên nhĩ). Giá trị bình thường của E' > 8 cm/s.

Hình ảnh Doppler đặt tại vòng van hai lá, vách liên nhĩ

Hình ảnh Doppler đặt tại vòng van hai lá, vách liên nhĩ

+ Thước Doppler sung đặt tại vị trí thành bên nhĩ trái, dưới vòng van hai lá khoảng 1 cm. Tại đây đo được E' medium ( E' của thành bên). Giá trị bình thường của E' > 10 cm/s.

 

Hình ảnh Doppler đặt tại vòng van hai lá, thành bên nhĩ trái

Hình ảnh Doppler đặt tại vòng van hai lá, thành bên nhĩ trái

VI. Đo thể tích nhĩ trái

Trên mặt cắt bốn buồng từ mỏm, đo diện tích nhĩ trái tại thời điểm cuối tâm trương thất trái hoặc tại thời điểm nhĩ trái có diện tích lớn nhất.

Trên mặt cắt hai buồng từ mỏm, đo diện tích nhĩ trái tại thời điểm cuối tâm trương thất trái hoặc tại thời điểm nhĩ trái có diện tích lớn nhất.

Hình ảnh mặt cắt bốn buồng tại mỏm để đo diện tích nhĩ trái

Diện tích nhĩ trái trên mặt cắt 4 buồng là 11,5 cm2

 

Hình ảnh mặt cắt hai buồng tại mỏm để đo diện tích nhĩ trái

 

Diện tích nhĩ trái trên mặt cắt 2 buồng là 9,68 cm2, thể tích nhĩ trái là 31,23 ml

VII. Đo vận tốc dòng hở van ba lá

Trên mặt cắt bốn buồng từ mỏm đo vận tốc dòng hở van ba lá

Vận tốc dòng hở van ba lá là 273 cm/s

VIII. Rối loạn chức năng tâm trương

Rối loạn chức năng tâm trương gồm hai loại rối loạn thư giãn ( type I, II) và rối loạn đổ đầy ( type III).

1. Rối loạn thư giãn

Do rối loạn khả năng thư giãn, thời gian giãn đồng thể tích bị kéo dài ( IVRT tăng). Thể tích buồng tim ít thay đổi khi lượng máu đổ về tim tăng. Điều này sẽ làm áp lực trong buồng tim tăng lên và cản trở dòng máu về tim và vận tốc dòng máu qua van hai lá giảm xuống (VE< 60 cm/s, E/A < 0.7) và thời gian đổ đầy máu bị kéo dài ( DT > 220 ms).

Khi áp lực buồng nhĩ tăng lên cao hơn áp lực buồng thất, vận tốc dòng máu qua van hai lá thời kỳ đổ đầy thất nhanh lại tăng lên (VE > 60 cm/s) và tỉ lệ E/A bình thường. Đây gọi là dạng phổ van hai lá giả bình thường.

Khi áp lực buồng thất trái tăng sẽ làm gia tăng áp lực buồng nhĩ và nhĩ sẽ bị giãn ra. Tiếp theo sự gia tăng áp lực ngược dòng dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi và tăng áp lực thất phải. Điều này gây ra tăng vận tốc dòng hở của van ba lá.

Bên cạnh đó do giảm khả năng thư giãn, vận tốc chuyển động của vòng van hai lá giảm xuống ( VE' giảm).

2. Rối loạn đổ đầy

Thường do thành tim cứng hoặc màng tim dầy ( có thể vôi) làm hạn chế khả năng giãn của thành tim. Áp lực của nhĩ trái cao hơn rất nhiều so với áp lực thất trái. Khi máu đổ về thất trái trong thời kỳ đổ đầy thất nhanh, áp lực buồng thất trái tăng đột ngột và kết thúc nhanh chóng ( làm VE cao và DT ngắn), tỉ lệ E/A > 2.

VII. Tiếp cận chẩn đoán

- VE < 60 cm/s và E/A < 0,7 --> rối loạn chức năng tâm trương độ I

- VE > 60 cm/s, E/A 0,7 - 1,5 nghĩ có rối loạn chức năng tâm trương khi có kèm theo các dấu hiệu sau:

+ IVRT kéo dài

+ DT kéo dài

+ Giãn nhĩ trái

+ VT > 170 cm/s

+ VE' < 8 cm/s ở vách và < 10 cm/s ở thành bên

+ E/E' > 14

Nếu không có các bất thường trên : kết  luận chức năng tâm trương bình thường

- E/A > 2 : Rối loạn chức năng tâm trương độ III

 

Nguồn: https://www.cardioserv.net/identify-diastolic-dysfunction/

Bấm vào đây để mua gói xem hoặc gia hạn gói xem bạn nhé!

X

Zalo