MCQ ĐIỀU TRỊ HẸP VAN HAI LÁ 2

MCQ ĐIỀU TRỊ HẸP VAN HAI LÁ 2

17/02/2024

CÂU HỎI MCQ HẸP VAN HAI LÁ 2

Bệnh nhân nữ 44 tuổi, tiền căn hẹp van hai lá khít do hậu thấp, bệnh nhân đã được tư vấn phẩu thuật nhưng bệnh nhân không đồng ý và muốn điều trị thuốc. Bệnh nhân đang điều trị thuốc đều với các thuốc gồm Furosemide 40mg 1/2 viên uống, Metoprolol succinate 25mg 1 viên uống, Verospirone 25mg 1 viên uống, Acenocumarol 1mg 1 viên uống tối. Bệnh nhân đi tái khám ghi nhận nhịp tim không đều và tần số 80 lần/phút. Điện tâm đồ là rung nhĩ.

1. Về kiểm soát nhịp tim. Chọn hướng xử trí phù hợp? 

A. Giữ liều chẹn beta giao cảm hiện tại

B. Tăng liều chẹn beta giao cảm lên liều gấp đôi

C. Phối hợp thêm với Digoxin

D. Phối hợp thêm với Ibravadine

2. Hai ngày nay bệnh nhân bắt đầu khó thở, đến ngày nhập viện bệnh nhân khó thở nhiều, liên tục phải ngồi. Khám ghi nhận nhịp tim không đều, tần số 120 lần/phút.  Điện tâm đồ là rung nhĩ.  Về kiểm soát nhịp tim. Chọn hướng xử trí phù hợp? 

A. Shock điện chuyển nhịp

B. Tăng liều chẹn beta giao cảm

C. Đổi sang chẹn kênh calcium nhóm non DHP

D. Digoxin đường tĩnh mạch

3. Loại thuốc nào sau đây không có hiệu quả trong việc làm giảm khó thở cho bệnh nhân? 

A. Lợi tiểu Furosemide chích tĩnh mạch

B. Nitroglycerin truyền tĩnh mạch

C. Digoxin chích tĩnh mạch

D. Dobutamin truyền tĩnh mạch

4. Xét nhiệm INR là 4. Xử trí phù hợp với trị số INR này là gì?

A. Giữ liều Acenocumarol

B. Ngưng Acenocumarol

C. Giảm liều Acenocumarol

D. Ngưng Acenocumarol và chích viatmin K1

5. Sau 2 điều trị ngày với Furosemide 20mg 1A x 2 chích tĩnh mạch, bệnh nhân hết khó thở và còn phù chân, tiểu khoảng 1 lít/ngày. Hướng xử trí tiếp theo là làm gì? 

A.  Tiếp tục chích với liều như cũ

B. Chuyển sang liều uống với liều Furosemide 40mg 2 viên x 2 uống

C. Chuyển sang liều uống với liều Furosemide 40mg 1 viên x 2 uống

D. Ngưng không dùng lợi tiểu Furosemide nữa

Bấm vào đây để mua gói xem hoặc gia hạn gói xem bạn nhé!

X

Zalo