MCQ ĐIỀU TRỊ ĐỢT MẤT BÙ SUY TIM TRÁI MẠN

MCQ ĐIỀU TRỊ ĐỢT MẤT BÙ SUY TIM TRÁI MẠN

04/10/2022

CASE LÂM SÀNG ĐỢT MẤT BÙ SUY TIM

 

Bệnh nhân nam 45 tuổi, chưa ghi nhận tiền căn tăng huyết áp, tiểu đường trước đây. Bệnh nhân có thói quen sử dụng nhiều rượu bia. 2 tháng nay bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đi bộ khoảng 200 m hay lên 1 tầng lầu. Bệnh nhân nghỉ ngơi thì hết. Khoảng 5 ngày nay bệnh nhân thấy phù và nặng 2 mu chân, đi tiểu nước tiểu sậm và ít hơn so với bình thường. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó thở khi nằm với đầu kê 1 gối. Bệnh nhân nằm đầu cao hơn thì thấy dễ chịu. Thỉnh thoảng bệnh nhân phải ngồi bật dậy vì khó thở. Cùng ngày nhập viện bệnh nhân sau khi ăn cá kho thì thấy khó thở nhiều hơn. Bệnh nhân khó thở liên tục, khó thở nhiều ở thì thở ra kèm theo vã mồ hôi. Bệnh nhân ngồi một chỗ để thở. Sau đó bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện.
Khám mạch 110 lần/ phút, huyết áp 130/80 mmHg, nhịp thở 30 lần/ phút.
Bệnh nhân ngồi thở, co kéo cơ gian sườn.
Tay chân lạnh. Mạch nhẹ.
Phù 2 mu chân.
Mỏm tim khoảng gian sườn VI đường nách trước. Không dấu Hardzer, không dấu nảy trước ngực.
T1 - T2 rõ đều, tần số 110 lần/phút.
Không âm thổi.
Phổi ran ẩm 2 đáy.
Bụng mềm.

Siêu âm tim ghi nhận phân suất tống máu là 30%.

Xét nghiệm chức năng thận là creatinine là 1,8 mg/dl, GFR là 25 ml/ phút/ 1,73m2 da.

1. Loại thuốc đầu tay cần sử dụng để làm giảm khó thở cho bệnh nhân này là gì?
A. Lợi tiểu Furosemide
B. Nitroglycerin
C. Dobutamin
D. Chẹn beta giao cảm
2. Lợi tiểu Furosemide khởi đầu dùng liều là bao nhiêu ?
A. 10mg
B. 20mg
C. 30mg
D. 40 mg
3. Bệnh nhân có cần sử dụng thuốc tăng sức co bóp cơ tim hay không? 
A. Không cần dùng
B. Dùng Dobutamin
C. Dùng Digoxin
D. Dùng Dobutamin phối hợp Digoxin
4. Để cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân, có thể sử dụng nhóm thuốc nào?
A. Không thể sử dụng các thuốc cải thiện tiên lượng
B. Dùng ức chế men chuyển hoặc thụ thể
C. Dùng chẹn beta giao cảm
D. Dùng lợi tiểu kháng adosterone
5. Giảm hậu tải để tránh làm tăng gánh nặng cho tim, có thể dùng nhóm thuốc nào ở thời điểm cấp cứu? 
A. Không thể dùng thuốc
B. Ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể Angiotensin II
C. Chẹn kênh calcium
D. Hydralazin + nitrate
6. Kiểm soát tần số tim cho bệnh nhân ở thời điểm cấp cứu. Loại thuốc hoặc phương thức phù hợp là gì?
A. Không cần kiểm soát nhịp
B. Dùng chẹn beta giao cảm
C. Dùng chẹn kênh calcium nhóm non DHP
D. Dùng Ifbravadnie
7. Sau khi điều trị bệnh nhân hết khó thở và nằm đầu ngang được. Tay chân ấm hơn. Mạch 90 lần/ phút, huyết áp 120/ 80 mmHg. Đi tiểu nhiều. Tim T1 - T2 rõ, phổi âm phế bào đều và không ran. GFR là 50ml/ phút/ 1,73m2 da. Bệnh nhân đang dùng Hydralazin + nitrate. Thuốc cải thiện tiên lượng trong trường hợp này là gì?
A. Tiếp tục dùng Hydralazin và nitrate
B. Captoril 25mg 1/2 viên x 2 uống
C. Enalapril 5mg 1 viên x 2 uống
D. Sabicutril/ Valsartan 50mg 1 viên x 2 uống 

 

Bấm vào đây để mua gói xem hoặc gia hạn gói xem bạn nhé!

X

Zalo