TẠI SAO KHI THIẾU NƯỚC HUYẾT ÁP CƠ THỂ LẠI TĂNG LÊN

TẠI SAO KHI THIẾU NƯỚC HUYẾT ÁP CƠ THỂ LẠI TĂNG LÊN

03/01/2024

TẠI SAO KHI THIẾU NƯỚC HUYẾT ÁP LẠI TĂNG LÊN

BSCKI. Trần Thanh Tuấn 

Bình thường khi thiếu nước huyết áp trong cơ thể sẽ có khuynh hướng giảm xuống. Trị số Huyết áp sẽ phụ thuộc vào tần số tim, cung lượng tim và kháng lực của mạch máu. Khi thiếu dịch cung lượng tim sẽ giảm và gây nên tụt huyết áp. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp khi cơ thể bị thiếu dịch thì huyết áp lại tăng lên, có trường hợp huyết áp tăng lên đến 200 mmHg. Tại sao lại có hiện tượng này?. Đó là do khi huyết áp thấp sẽ làm giảm tưới máu thận, thận sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết Renin. Renin sẽ biến đổi Angiotensinogen thành Angiotensin I. Dưới tác động của men chuyển Angiotensin II được tạo ra. Đây là một chất co mạch mạnh. Khi nồng độ Angiotensin II càng tăng cao thì huyết áp càng tăng cao, điều này đảm bảo cho thận được tưới máu đầy đủ.

Về mặt xử trí.

Trong trường hợp này chỉ cần bù dịch đầy đủ, huyết áp sẽ nhanh chóng trở về bình thường. 

Không nên sử dụng các thuốc ức chế hệ RAS như lợi tiểu, ức chế men chuyển hay chẹn thụ thể. Các thuốc này sẽ gây tụt huyết áp do mất đi cơ chế bù trừ của hệ Renin - Angiotensin. Nếu cần phải sử dụng thuốc hạ áp để kiểm soát huyết áp, có thể dùng nitroglycerin với liều thấp khoảng 10 - 20 ug/ phút. Khi huyết áp thấp ( < 90 mmHg) có thể ngưng nitroglycerin và huyết áp sẽ nhanh chóng về bình thường. Trong trường hợp dùng thuốc uống thì nên chọn nhóm chẹn kênh calcium như Amlodipine sẽ an toàn hơn cho bệnh nhân. 

Tóm lại, khi cơ thể thiếu nước huyết áp có thể tăng lên do phản ứng bảo vệ để duy trì tưới máu thận. Kiểm soát huyết áp bằng bù dịch và tránh dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ Renin-Angiotensin.

Bấm vào đây để mua gói xem hoặc gia hạn gói xem bạn nhé!

X

Zalo